Biển Chết nằm trong đứt gãy Biển Chết, nó là một phần của vết nứt dài trên bề mặt Trái Đất có tên gọi Đại Thung Lũng.
Đại Thung Lũng dài 6.000 km (3.700 dặm) kéo dài từ dãy núi Taurus ở Thổ
Nhĩ Kỳ tới thung lũng Zambezi ở miền nam châu Phi. Đại Thung Lũng được hình
thành từ thời kỳ thế Miocen (5,3-23 triệu năm trước trong Phân đại đệ tam) do kết
quả của sự chuyển dịch của đĩa kiến tạo Arabia về phía bắc và sau đó về phía
đông ra xa khỏi châu Phi.
Khoảng 3 triệu năm trước thì
cái mà ngày nay là thung lũng sông Jordan, Biển Chết và Wadi Arabah/Nahal Arava
đã liên tục bị tràn ngập nước từ Địa Trung Hải. Nước đã tạo ra một vịnh hẹp và
quanh co, thông ra biển cả bằng cái mà ngày nay là thung lũng Jezreel. Các trận
ngập lụt ở thung lũng này lên và xuống phụ thuộc vào các thay đổi khí hậu trong
một thời gian dài. Hồ bị chiếm giữ bởi đứt gãy Biển Chết có tên gọi là "hồ
Sodom", tạo ra các lớp muối trầm tích mà cuối cùng dày tới 3 km (2 dặm).
Theo thuyết địa chất, khoảng 2
triệu năm trước các vùng đất nằm giữa Đại Thung Lũng và Địa Trung Hải được nâng
lên đến mức mà đại dương không còn khả năng gây ngập úng cho khu vực này nữa.
Vì thế, vịnh dài đã trở thành một hồ dài.
Hồ thời tiền sử này có tên gọi
"hồ Gomorrah". Hồ Gomorrah đã từng là hồ nước ngọt hay nước lợ dài ít
nhất 80 km (50 dặm) vè phía nam của phần kết thúc hiện tại của biển Chết và 100
km (60 dặm) về phía bắc, vượt qua cả vùng đất lún Hula ngày nay. Khi khí hậu trở
nên khô cằn hơn, hồ Samra co lại và trở nên mặn hơn. Hồ lớn chứa nước mặn là tiền
nhiệm của biển Chết có tên gọi là "hồ Lisan".
Nguồn Wiki Vietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét